Với mô hình chăn nuôi gà với số lượng lớn hay mô hình chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi nhốt chuồng… Hiện tượng gà cắn ăn lông, ăn thịt nhau thường rất phổ biến, ở gà để trứng gà có thể mổ vỡ trừng gây thiệt hại không ít đến người chăn nuôi.
Chính vì vậy, việc cắt mỏ gà đúng thời kỳ, đúng kỹ thuật là điều hết sức cần thiết để đảm bảo việc chăn nuôi được thành công. Và trong bài viết này, Phước Đa sẽ giúp bà con hiểu rỏ hơn về cắt mỏ gà trong chăn nuôi. Cùng theo dõi bà con nhé.!
Hiểu rỏ hơn về cắt mỏ gà giúp bà con chăn nuôi thành công
Cắt mỏ gà là một biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu tối đa hiện tượng cắn mổ ăn lông ở gà. Đồng thời, còn giúp gà ăn thức ăn ít rơi vãi (giảm 4-5% lượng thức ăn rơi vãi khi gà mổ thức ăn) mà không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà.
Nguyên nhân gây hiện tượng cắn mổ ăn lông ở gà
- Do thức ăn: Có thể do sự mất cân đối về dinh dương gây thiếu protein thừa năng lượng hay gà bị bỏ đói, bỏ khát.
- Do nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng, do mật độ nuôi không phù hợp quá dày.
- Không có sự đồng đều về gà trong chuồng nuôi.
- Do cường độ chiếu sáng quá mạnh làm sinh lý gà bị rối loạn.
- Do gà giống: Giống gà đẻ thường mổ nhau hơn giống gà thịt.
Kỹ thuật cắt mỏ gà
Trước khi tiến hành cắt mỏ gà, bà con nên cho gà nhịn đọi 4 giờ, cho uống nước pha với vitamin K để hạn chế chảy máu khi cắt mỏ.
Độ tuổi cắt mỏ ở gà
- Gà nuôi đẻ trứng: Cắt mỏ ở các giai đoạn 4 tuần tuổi, 18 tuần tuổi và từ 4 – 6 tháng tùy vào tình trạng mỏ gà phát triển.
- Gà nuôi lấy thịt: Với nuôi số lượng lớn nên cắt mỏ gà lúc 2 tuần tuổi, với số lượng ít thì khi xuất hiện hiện tượng cắn nhau ở đàn gà thì tiến hành cắt mỏ.
Độ dài của phần mỏ cần cắt
- Gà 2 – 4 tuần tuổi căt 1/3 mỏ trên và 1/4 mỏ dưới. Vết cắt cách lỗ mũi khoảng 2mm.
- Gà đẻ ở tuần 18 cắt 1/2 phần mỏ trên và 1/3 phần mỏ dưới. Vết cắt vuông góc với trục mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới xa hơn mỏ trên 3mm, tạo cho mỏ dưới dài hơn mỏ trên.
Nhiệt độ khi thực hiện cắt mỏ gà
- Không thực hiện cắt mỏ gà khi trời quá nóng trên 30 độ hoặc quá lạnh dưới 15 độ.
Mời bà con tham khảo thêm kỹ thuật nuôi gà TẠI ĐÂY.
Kỹ thuật cắt mỏ gà thủ công
Chuẩn bị cắt mỏ gà
- Hai con dao có bản dao rộng khoảng 3 cm, bề dầy khoảng 1,5 mm, lưỡi dao sắc (bén), độ dài của lưỡi dao khoảng 25 cm, có cán để tay cầm được vững và không bị nóng khi nung đỏ lưỡi dao.
- Tấm kê có thể sử dụng thớt hoặc miếng gỗ đã được vô trùng. Đặt ở độ cao phù hợp để thực hiện công việc được dễ dàng.
- Một bếp than dùng để nung lưỡi dao thực hiện cắt mỏ gà.
Quy trình cắt mỏ gà:
- Nung lưỡi dao cho nóng để việc cắt được nhanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Dùng tay nắm đầu và cố định mỏ gà. Sau đó áp đặt phần dưới mỏ lên tấm kê lưu ý miệng gà phải khí đẻ tránh ảnh hưởng đến lưỡi gà.
- Xác định điểm cát, tay phải nắm cán dao và đặt lưỡi dao (đã được nung đỏ) lên điểm cắt đã định ở phần trên của mỏ, lưỡi dao cắt nghiêng góc 60 độ so với mặt tấm kê.
- Ấn lưỡi dao xuống từ từ trong khoảng thời gian 1-2 giây mỏ được cắt đứt (chủ yếu bằng nhiệt của lưỡi dao nung đỏ).
- Tiếp tục cà mặt lưỡi dao trong vài giây tiếp theo trên mặt vết cắt tạo một lớp vẩy sừng cháy ngăn cho máu không bị chảy ra.
- Kiểm tra mỏ sau khi cắt lần cuối. Nếu vết cắt khô, không chảy máu thì đưa gà vào chuồng.
Chăm sóc gà sau khi cắt mỏ
Sau khi cắt mỏ gà, bà con quan sát xem vết cắt có cháy máu hay không. Nếu có, dùng dao nung đỏ cà lại vết cắt. Đồng thời cho gà uống nước pha Vitamin K trong 4-6 ngày.
Trên đây, là những chia sẽ về kỹ thuật cắt mỏ gà. Hi vọng, những chia sẽ trên giúp bà con chăn nuôi thành công.!
Trả lời