“Cách làm đệm lót sinh học cho gà như thế nào?” có lẻ là cụm từ nhận được sự quan tâm của khá nhiều bà con chăn nuôi gà hiện nay. Vì vậy, để giúp bà con hiểu rỏ hơn về lợi ích và cách làm như thế nào? Mời bà con cùng trại giống Phước Đa tìm hiểu trong bài viết này nhé.!
Làm đệm lót sinh học cho gà và những điều bà con cần chú ý:
Chăn nuôi như thế nào cho tiết kiệm mà mang lại hiệu quả cao nhất luôn là điều mà bất cứ bà con chăn nuôi gà nào cũng mong muốn hướng đến. Và một trong những giải pháp được bà con sử dụng nhiều đó chính là sử dụng đệm lót sinh học. Vậy phương pháp này có những lợi ích gì?
Lợi ích của việc sử dụng đệm lót sinh học mang lại cho người nuôi gà
- Tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường bởi mùi hôi, thối do phân gà gây ra.
Đây là điều kiện tốt để bà con có thể chăn nuôi gà ngay cả trong khu dân cư mà không sợ ảnh hưởng đến người xung quanh.
- Giảm, hạn chế nhân công và chất độn chuồng.
Một điểm tuyệt vời của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đó là bà con chỉ chuẩn bị một lần cho một lần nuôi.
- Giảm tỉ lệ mắc các bệnh thường gặp ở gà như bệnh tiêu chảy và bệnh hen.
Còn gì tuyệt vời hơn khi chăn nuôi mà tỉ lệ gà mắc bệnh và bị chết giảm đến mức tối đa. Vì vậy, giảm thiếu tối đa công sức và thuốc phòng trị bệnh cho gà trong thời gian chăn nuôi.
- Tăng khả năng sống và phát triển của đàn gà.
Theo như nhiều bà con sử dụng đệm lót sinh học cho biết, khi nuôi gà trên đệm lót sẽ không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch.
Mời bà con tham khảo thêm: Những điều bà con cần quan tâm khi tiến hành nuôi gà.
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
Với kỹ thuật làm đệm lót sinh học bà con có thể sử dụng trên nền chuồng trại được làm bằng xi măng. Nếu chi phí thấp bà con vẫn có thể sử dụng trên nền đất.
Đối với việc làm đệm lót sinh học cho gà có 2 nguyên liệu chính và được bà con sử dụng nhiều đó là trấu hoặc mùn cưa. Về cách làm đối từng loại nguyên liệu như sau:
Làm đệm lót sinh học với nguyên liệu từ trấu
Khuyến khích bà con sử dụng trong việc úm gà, nuôi gà lấy thịt.
Các bước thực hiện kỹ thuật như sau:
- Sử dụng trấu và rải điều lên chuồng trại với độ dày 10cm, sau đó bà con tiến hành thả gà vào.
- Đối với gà úm từ 7 – 10 ngày, gà nuôi thịt từ 2 – 3 ngày. Bà con quan sát nếu thấy phân rãi kín thì tiến hành dùng cào cào sơ lớp mặt trên.
- Sau khi cào xong bà con rắc điều chế phẩm men lên toàn bộ mặt chất độn.
- Cách làm chế phầm men:
- 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn đều với 5 -7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 -3 ngày.
- Lưu ý bà con cần làm chế phẩm men trước từ 2 – 3 ngày để phục vụ cho công việc trên.
Làm đệm lót sinh học với nguyên liệu từ mùn cưa
Với đặc tính khả năng hút ẩm tốt nên mùn cửa thường được bà con chăn nuôi sử dụng cho việc chăn nuôi nuôi vịt, ngan, thỏ hoặc gà đẻ.
Các bước thực hiện kỹ thuật như sau:
- Rải một lớp mùn cưa với độ dày 15cm lên nền chuồng.
- Nếu mùn cưa quá khô bạn phun nước lên mùn cưa để tạo độ ẩm 20%. Sau đó, thả gà vào nuôi.
- Sau thời gian, bà con quan sát nếu thấy phân rãi kín thì tiến hành dùng cào cào sơ lớp mặt trên.
- Tiếp theo bà con sử dụng phế phẩm lên men rắc đều lên bề mặt, như với cách làm đệm lót sinh học với trấu.
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo dưỡng đêm lót sinh học
- Làm tơi lớp bề mặt đệm lót thường xuyên: Thông thường từ 2 – 3 ngày bà con tiến hành cào một lần để làm tơi lớp đệm lót. Quá trình này sẽ giúp phân được phân huỷ tốt hơn.
- Nếu xuất hiện hiện tương hang, khó chịu bà con tiến hành làm tơi đệm lót để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió.
- Để đệm lót được tốt nhất sau thời gian bà con tiến hành bảo dưỡng.
- Xới tơi và rắc phế phẩm men lên trên, như ở các bước trên.
- Đối với việc bảo dưỡng đệm lót sinh học bà con cần chú ý:
- Tránh mưa ướt đệm lót.
- Bà con lưu ý khu vực mán uống tránh để nước ướt. Khi bị ướt phải tiến hành thay thế ngay.
- Khi phát hiện có mùi thối nhẹ nguyên nhân do việc phân hủy phân chưa tốt. Một số nguyên nhân bà con có thể tham khảo như: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động.
Thời gian sử dụng của đệm lót sinh học
Tùy vào việc sử dụng và bảo quản của bà con mà thời gian sử dụng của đệm lót sinh học có thể giao động từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng như:
- Nguyên liệu dùng làm đệm lót.
- Độ dầy độn lót.
- Chế độ bảo dưỡng.
- Chế độ nuôi dưỡng gà.
Trên đây là những chia sẽ của Phước Đa về kỹ thuật làm, sử dụng và bảo dưỡng đệm lót sinh học sao cho hiệu quả tốt nhất. Hi vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp bà con chăn nuôi thành công và tiết kiệm nhất.
Trả lời