Đối với bà con chăn nuôi, việc phòng tránh các căn bệnh ở trại chăn nuôi vô cùng quan trọng để giúp việc chăn nuôi được thành công nhất. Đặc biệt là các căn bệnh nguy hiểm như bệnh cầu trùng, bệnh khò khè…. Và một bệnh vô cùng nguy hiểm là bệnh tụ huyết trùng. Vậy nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Cùng Phước Đa tìm hiểu trong bài viết này nhé.!
Bệnh tụ huyết trùng ở gà và những điều bà con cần chú ý
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?
Bệnh tụ huyết trùng hay còn gọi là bệnh gà toi là bệnh vô cùng nguy hiểm mà bà con chăn nuôi cần chú ý để phòng tránh bệnh khi chăn nuôi. Với khả năng truyền nhiểm và tỉ lệ chết cao bệnh gây cho bà con rất nhiều khó khăn nếu không kịp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh thường xuất hiện ở nhiều loại loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… Tỉ lệ mắt bệnh không loại trừ bất kỳ độ tuổi nào và tốc độ lấy lan khá nhanh. Nên vô cùng nguy hiểm cho bà con chăn nuôi nếu không kịp phát hiện.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Một số yếu tố tạo bệnh như thời tiết cực đoan, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấm mốc.
Bệnh có thể truyền nhiểm qua các đường như: đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gà bệnh… hoặc có thể tự phát do các nguyên nhân ở trên.
Triệu chứng nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng có 3 thể trạng.
- Thể quá cấp tính: Gà mắc bệnh thường chết rất nhanh chỉ sau 1 – 2h ủ rũ, với gà từ 4 – 5 tháng thì thường chết sau 1 ngày.
- Thể cấp tính: Gà sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: sốt cao bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng. Đặc biệt, bà con chú ý, phân gà lỏng, có chất nhầy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên xanh lá hoặc màu socola. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt.
- Thể mãn tính: Gà có các biểu hiện như: Mào, yếm sưng phù nề, thủy thũng, chỗ hoại tử dần bị cứng lại. Gà gầy còm, viêm khớp (đầu gối, cổ, chân, đùi). Viêm kết mạc mắt và các mô kế cận.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đó là yếu tố giúp bà con tránh bệnh một cách hiệu qủa nhất. Vì vậy, bà con cần chú ý đến các cách phòng bệnh tụ huyết trùng như sau.
Vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi
- Gà giống cần được cách ly với đàn nuôi để theo dõi quan sát tình trạng sức khỏe, ít nhất 30 ngày.
- Tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống hàng tuần và theo định kì.
- Đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch cho đàn gà.
- Khử trùng, sát trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.
- Sát trùng toàn bộ khu vực trang trại 2 – 3 lần/tháng với ULTRAXIDE liều 4-6ml/1 lít nước.
Tăng sức đề kháng cho đàn gà
- Bổ sung vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 để tăng sức đề kháng cho gà.
- Dùng SORAMIN liều 1-2mm/lít nước uống để giải độc cho gan, thận.
- Bổ sung men tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.
Phòng bằng vacxin tụ huyết trùng:
Ngoài ra bà con có thể sử dụng vacxin vô hoạt phèn chua được sản xuất ở trong nước để phòng bệnh cho đàn gà.
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Khi xác nhận gà mắc bệnh tụ huyết trùng bà sử dụng các loại kháng sinh sau:
- Dùng MOXCOLIS liều lượng 1g/2lít nước (dùng trong 5 ngày)
- Hoặc NEXYMIX liều lượng 1g/3lít nước (dùng trong 5 ngày)
- Hoặc SULTRIMIX PLUS liều lượng 1g/1-2lít nước (dùng trong 5 ngày)
Ngoài ra, bà con cần tăng sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng cho đàn gà bằng các cách như:
- Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE với liều lượng 1 – 2g/lít nước uống.
- Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN với liều lượng 1 – 2ml/lít.
- Pha ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước uống. Hoặc trộn 100g PERFECTZYME /50kg thức ăn.
- Cho gà uống thêm vitamin K để giảm sự tụ máu.
- Cho gà uống liên tục trong quá trình điều trị bệnh cho gà. Cho đến khi gà khỏi hoàn toàn.
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Hi vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bà con phòng trị bệnh hiệu quả.
Chúc bà con chăn nuôi thành công.
Trả lời