Bệnh khô chân ở gà là một căn bệnh mà bà con chăn nuôi rất hay gặp phải do sự chủ quan của của bà con chăn nuôi. Đặc biệt, là ở giai đoạn úm gà nếu bà con không chăm sóc kĩ và đúng kỹ thuật có thể dẫn đến một số bệnh như hiện tượng chết sớm, khô chân ở gà, khô lông, khô mỏ, kém ăn ở con. Và những chia sẽ dưới đây, Phước Đa sẽ giúp bạn hiểu rỏ hơn về căn bệnh này.
Bà con có nhu cầu mua gà giống đừng quên liên hệ Phước Đa nhé.!
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh khô chân ở gà
Biểu hiện của bệnh khô chân ở gà
- Gà con suất hiện các biểu hiện như đứng hoặc nằm im một chổ, mắt nhắm nghiền biến ăn.
- Da chân sẽ bị khô quắt, gà gầy ốm đi do biếng ăn, lông xù lên.
- Độ tuổi mắc bệnh từ 2-15 ngày tuổi, chủ yếu là từ 2-7 ngày tuổi. Tỷ lệ chết khoảng 5 đến 30%.
Khi tiến hành mổ để khám gà sẽ bà con sẽ nhận thất một số vấn đề như:
- Trọng lượng của gà rất nhẹ, lông xù.
- Diều không có thức ăn.
- Bụng nặng, lòng đỏ không tiêu.
- Ruột quắt, viêm cata đến viêm xuất huyết.
Nguyên nhân gây bệnh ở gà
Về nguyên nhân gây bệnh ở gà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu gây bệnh khô chân ở gà như:
- Do quá trình ấp trứng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến sức khỏe của gà con yếu.
- Do trong quá trình vận chuyển gà đến khu vực chăn nuôi không đảm bảo kỹ thuật.
- Trong quá trình úm gà không đảm bảo được nhiệt độ phù hợp có thể do thiếu nhiệt hoặc thừa nhiệt.
- Cho gà ăn muộn, thiếu chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.
- Không sử dụng thuốc úm chuyên dụng, gà dễ bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi.
- Môi trường úm gà không đảm bảo vệ sinh dẫn đến phát sinh mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con.
Mời bà con tham khảo thêm: Cách chăm sóc gà con từ 1 đến 4 tuần tuổi hiệu quả nhất.
Cách điều trị bệnh khô chân ở gà
Để điều trị bênh khô chân ở gà bà con cần đặc biệt chú ý đến một số yếu tố như:
- Duy trì nhiệt độ úm gà phù hợp.
- Ngày đầu 37 độ.
- Những ngày sau giảm mỗi ngày 1 độ.
- Duy trì trong 14 ngày.
- Đến ngày 21 thì tùy vào nhiệt độ môi trường mà bà con điều chỉnh cho phù hợp.
- Cho gà ăn điều và nhiều lần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho gà phát triển. Đặc biệt là đạm phải đủ 22% (thức ăn khởi động).
- Sử dụng vacxin Gumboro A hoặc 228E và ND-IB nhỏ vào mồm, mũi gà.
Mời bà con tham khảo: Một số cách phòng bệnh ở gà hiệu quả.
Trên đây là những chia sẽ của Phước Đa về cách phòng và điều trị bệnh khô chân ở gà. Hi vọng, với những chia sẽ trên sẽ giúp bà con chăn nuôi thành công.
Trả lời