Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh khá nguy hiểm và thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt vào những ngày mưa khi mà độ ẩm lên cao. Bệnh thường lấy nhiễm khá nhanh thông gà đường hô hấp nên bệnh thường kéo dài. Nếu không phát hiện và có giải pháp trị bệnh kịp thời bệnh có thể gây ra tỉ lệ chết rất cao từ 50 – 100%.
Vậy đâu là nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà?
Mời bà con tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh khò khè ở gà.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà
Nguyên nhân gây bệnh được xác định bởi kí sinh trùng chủng Eimeria gây ra. Trong đó 3 loại kí sinh trùng nguy hiểm nhất là: Eimeria Tenella, Eimeria Acervulina, Eimeria Maxima. Chúng gây bệnh ở manh tràng, ruột non và không tràng, làm vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng ở gà, dẫn đến chết.
Làm thế nào để biết gà bị nhiễm bệnh cầu trùng?
Theo các chuyên gia chăn nuôi cho biết, gà có thể mắc bệnh cầu trùng du là ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, giai đoạn gà dêx mắt bệnh nhất là từ 2 – 3 tuần tuổi.
Một số triệu chứng gà mắc bệnh cầu trùng như: Gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng.
Ngoài ra, gà mắc bệnh thường cho phân loãng, ban đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu rồi tiêu chảy, phân dính quanh hậu môn, phân lẫn máu hay toàn máu tươi và chết.
Hậu quả nếu không phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời
Bệnh cầu trùng là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn của gà. Vì vậy, gà mắc bệnh sẽ chậm lớn, còi cọc, giảm khả năng đẻ của gà. Nếu không phát hiện và cách ly điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong ở gà.
Phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà
Kiểm soát bệnh cầu trùng
Giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất vẫn đảm bảo vệ sinh chuồng trại được tốt nhất.
Bà con cần vệ sinh chuồng trại thật kỹ, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại ít nhất từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành nhập gà con giống về nuôi.
Bà con lưu ý, chất độn chuồng, trấu cần được xới kĩ, kiểm soát vệ sinh sạch sẽ các vật dụng chăn nuôi và đảm bảo nguồn nước sạch cho gà.
Đối với trấu bà con lưu ý:
- Trấu tơi ra: quá khô
- Trấu vón thành cục: quá ướt.
- Trấu có biểu hiện sệt lại nhưng không thành cục: vừa phải
Bà con có thể sử dụng một số loại một số loại thuốc như Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn và nước uống để điều trị bệnh cho gà.
Phòng vaccine – biện pháp tối ưu nhất hiện nay: đây là biện pháp tối ưu nhất vừa tiết kiệm chi phí vừa để giúp gà có cơ thể khỏe mạnh tránh nhiệm bệnh cầu trùng nhất.
Một số loại vaccine cầu trùng trên thị trường:
- Vaccine NHƯỢC ĐỘC PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG ĐA GIÁ Ở GÀdo công ty Vinavetco điều chế. Bà con có thể hòa tan vào nước hoặc trộn vào thức ăn cho gà.
- LIVACOX Vắc xin sống nhược độc phòng bệnh cầu trùng trên gia cầm.
- IMMUCOX Vaccine sống kích hoạt hệ thống miễn dịch của Gà Thịt chống lại bệnh Cầu trùng sản xuất bởi CeVA.
Trên đây là những thông tin về bệnh cầu trùng cũng như cách phòng trị bệnh sao cho hiệu quả nhất. Bà con có thắc mắc hay cần tư vấn. Liên hệ ngay với Phước Đa để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.
Trả lời